“Cách âm phòng máy phát điện” gồm có hai phần chính là Cách âm tường, trần, cửa, louwer & bộ tiêu âm cho ngõ vào và ngõ ra của máy phát điện. Tiêu chuẩn môi trường cho phép theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT qui định độ ồn không vượt 85dbA cho các tòa nhà trong khu vực dân cư. Cơ sở tài liệu tính toán thiết kế “Cách âm phòng máy phát điện” được tuân theo các bước sau:
- Mức âm tiêu chuẩn NC.
- Phân tích độ ồn trong phòng máy phát điện.
- Tính toán cách âm tường.
- Tính cách âm qua lớp Rockwool được dự kiến lựa chọn.
- Mức âm tại bứt tường ngoài phòng máy.
- Mức cách âm của cửa ra vào (Thép hoặc gỗ).
- Kết quả tính toán so với chuẩn NC, thỏa được chuẩn yêu cầu của công trình là nhỏ hơn độ ồn qui định là được.
B. TÍNH TOÁN GIÓ & GIẢM ÂM CHO PHÒNG MÁY PHÁT ĐIỆN:
- Dựa theo mức âm tiêu chuẩn NC.
- Tính các thông số về thông gió cho máy phát điện.
- Thống kê các thông số của máy phát điện dùng trong công trình.
- Lựa chọn loại miệng gió môi trường và miệng gió thẳng (nhằm tính diện tích hiệu dụng trong thông gió).
- Tính toán thông gió cho phòng máy phát điện:
- Tính toán các cửa gió vào & gió ra (tính vận tốc gió ở 5m/s).
- Tính toán bộ giảm âm gió vào , dùng phần mền Q-tech của hãng quạt FANTECH để lựa chọn hình dáng bộ giảm âm.
- Tính toán bộ giảm âm gió ra, dùng phần mền Q-tech của hãng quạt FANTECH để lựa chọn hình dáng bộ giảm âm.
- Phân tích độ sụt áp của hệ thống (nhằm chọn loại miệng gió tại tốc độ 5m/s).
- Lập bản vẽ thiết kế cụ thể cho phòng máy phát điện công trình./.
Nguyên nhân gây tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong máy phát điện thường ở hai dạng:
- Thứ nhất do máy hoạt động, tiếng động cơ phát ra không triệt tiêu hết gây nên ồn rất khó chịu.
- Thứ hai do máy phát điện hoạt động các bộ phận lỏng lẻo hoặc không khớp tạo nên rung động từ đó dẫn đến ồn.
Ở hai dạng có các cách xử lý khác nhau:
- Dạng thứ nhất: bạn cần kiểm tra lại tất cả các nơi phát sinh rung đông (rung động tại đế chân – thường chiếm 60% tiếng ồn gây ra ) và gắn thêm vào nó một lớp đệm cao su hoặc siết chặt chúng lại, chỉnh sửa sao cho chúng ăn khớp. Làm như thế thì sẽ giảm thiểu tiếng ồn rất nhiều nhưng bạn vẫn phải kiểm tra lại toàn bộ máy trong trường hợp máy phát điện đã làm việc lâu ngày bởi có thể còn một vài lý do bên trong máy dễ dẫn đến các hư hỏng nặng trong tương lai.
- Dạng thứ hai: bạn có thể gắn thêm một bộ tiêu âm tại bộ thải khí, làm như vậy sẽ hạn chế triệt để tiếng ồn do máy phát điện phát ra. Về vấn đề này có lẽ bạn nên trực tiếp hỏi đơn vị bạn mua máy phát, họ sẽ có câu trả lời thoả đáng.
Thực tế trong máy phát thủy điện, thì nguyên nhân gây tiếng ồn có thể là do: Chạm chập 2 hay nhiều vòng dây cuộn dây Rotor máy phát, gây nóng và dòng qua rotor tăng cao, gây bảo hòa mạch từ, gây rung máy phát và phát ra tiếng ồn..:
Giảm độ ồn của máy phát điện
Tiếng ồn và những rung động của máy phát điện khi đang vận hành là điều không thể tránh khỏi cho dù máy phát điện được sử dụng thỉnh thoảng không thường xuyên nhưng nhiều trường hợp việc cắt giảm tiếng ồn khi máy phát điện vận hành để đáp ừng quy định của địa phương, Ở bắc mỹ mức độ cho phép trong khoảng từ 45 dB(A) đến 72dB(A) và còn tùy thuộc vào từng nơi. Mức độ tiếng ồn mà máy phát điện chưa xử lý có thể lên đến 100 dB(A) và có thể cao hơn như vậy cho thấy việc giảm tiếng ồn cho máy phát điện thực sự rất quang trọng.
Giảm độ ồn của máy phát điện
Hai loại qui định về âm lượng tiếng ồn ảnh hưởng tới cá nhân hoặc người dân: Các qui định của bang hoặc địa phương về tiếng ồn và các qui định của liên bang về an toàn do Cục An toàn nghề nghiệp và Sức khoẻ (Occupational Safety and Health Administration – OSHA) ban hành.
- Loại qui định thứ nhất áp dụng cho tiếng ồn có thể truyền ra bên ngoài đường biên cơ ngơi gây phiền hà tới người dân nhưng thường không đủ lớn để gây nguy hiểm tới an toàn.
- Loại qui định thứ hai áp dụng cho phơi nhiễm tiếng ồn tại nơi làm việc nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động.
Các qui định của OSHA thường chỉ áp dụng cho người lao động có thể bị phơi nhiễm tiếng ồn của tổ máy phát điện lớn hơn 80 dB(A) trong khoảng thời gian đáng kể.
Người lao động có thể hạn chế phơi nhiễm bằng cách đeo nắp bịt tai thích hợp khi làm việc gần tổ máy phát điện đang vận hành. Châu Âu và Nhật Bản, cũng như nhiều quốc gia khác, cũng đã đặt ra các tiêu chuẩn về kiểm soát tiếng ồn tại nơi làm việc và trong môi trường nói chung.
Các mức tiếng ồn máy phát điện
Nguồn tiếng ồn của tổ máy phát điện
Tiếng ồn của tổ máy phát điện được tạo ra bởi sáu nguồn chính.
- Tiếng ồn của động cơ. Chủ yếu là do các lực cơ và cháy, điển hình trong dải từ 100 dB(A) đến 121 dB(A), đo ở cách 1 m, tuỳ thuộc kích cỡ động cơ.
- Tiếng ồn của quạt làm mát. Do không khí chuyển động với tốc độ cao qua động cơ và bộ tản nhiệt. Dải tiếng ồn từ 100 dB(A) đến 105 dB(A) ở cách 1 m.
- Tiếng ồn của máy phát điện xoay chiều. Do không khí làm mát và ma sát chổi than gây ra. Dải tiếng ồn xấp xỉ từ 80 dB(A) đến 90 dB(A) ở cách 1 m.
- Tiếng ồn do hiện tượng cảm ứng. Do thăng giáng dòng điện trong cuộn dây máy phát điện xoay chiều dẫn đến tiếng ồn cơ khí trong dải từ 80 dB(A) đến 90 dB(A) ở cách 1 m.
- Xả khí từ động cơ. Nếu không có bộ giảm thanh khí xả từ động cơ, tiếng ồn trong dải từ 120 dB(A) đến 130 dB(A) hoặc cao hơn, nhưng thường được giảm thấp xuống mức tối thiểu là 15 dB(A) khi có lắp bộ giảm thanh tiêu chuẩn.
- Tiếng ồn do kết cấu cơ khí. Do rung động cơ khí của các chi tiết và bộ phận kết cấu khác nhau, bức xạ dưới dạng âm thanh.
Nguồn tiếng ồn máy phát điện
Đo tiếng ồn
Cần thực hiện các phép đo chính xác về tiếng ồn xung quanh hiện có và tiếng ồn mà tổ máy phát điện góp phần vào. Dữ liệu chính xác và có nghĩa về mức tiếng ồn âm thanh của tổ máy phát điện cần được đo trong “môi trường thoáng đãng”. Trường thoáng đãng khác với “trường phản xạ” ở chỗ nó là trường âm thanh ở đó ảnh hưởng của âm thanh phản xạ từ các vật cản hoặc bao quanh là không đáng kể. Các phép đo tiếng ồn cần thực hiện bằng cách sử dụng tối thiểu là một đồng hồ đo mức âm thanh và một thiết bị lọc dải octave để các nhà tư vấn về âm thanh có thể phân tích chi tiết hơn.
Khi đo mức âm thanh ở khoảng cách 7 m, các micrô được đặt thành dàn hình tròn xung quan máy phát điện, các vị trí đo lệch nhau 45o. Dàn đo đặt cách 7 m một hình hộp chữ nhật tưởng tượng ôm vừa đúng tổ máy phát điện, thường được xác định bởi các kích thước mặt bằng chiếm chỗ của đế máy hoặc khung máy.
Khi đo mức cường độ âm thanh đối với các ứng dụng ở châu Âu, điển hình sử dụng một dàn micrô hình hộp chữ nhật như được xác định trong tiêu chuẩn ISO 3744.
Có thể tham khảo các dữ liệu về tính năng âm thanh đối với các tổ máy phát điện của hãng Cummins Power Generation Inc. trên CD phần mềm thiết kế của hãng (mang tên “Power Suite”). Cũng có thể tham khảo trên web site www.cumminspower.com.
Các phép đo ban đầu thường được thực hiện trên các dải tám octave, từ 63 Hz đến 8.000 Hz, mặc dầu công suất âm thanh lớn nhất điển hình nằm trong dải từ 1.000 Hz đến 4.000 Hz, là dải âm thanh nhạy cảm nhất đối với tai con người.
Mặc dầu các phép đo được thực hiện trên toàn bộ phổ tần số, nhưng tổng lôga của tất cả các tần số là số đọc quan trọng nhất. Tuy nhiên khi mức âm thanh chung vượt quá mức cho phép đối với dự án, dữ liệu dải tần số được sử dụng để xác định những thay đổi nào về thiết kế là cần thiết để hạ thấp mức âm thanh chung sao cho phù hợp với các yêu cầu.
Lấy tổng tất cả các nguồn tiếng ồn
Mức ồn tổng từ tổ máy phát điện là tổng của tất cả các nguồn riêng lẻ, bất kể tần số là bao nhiêu. Tuy nhiên vì thang dB(A) là thang lôga nên các số đo dB(A) không thể cộng trừ theo cách số học thông thường. Ví dụ, một nguồn tiếng ồn gây ra 90 dB(A) và một nguồn tiếng ồn thứ hai cũng gây ra 90 dB(A) thì tiếng ồn tổng tạo ra là 93 dB(A) chứ không phải là 180 dB(A). Tăng tiếng ồn lên 3 dB(A) có nghĩa là tăng cường độ âm thanh lên gấp đôi, thế nhưng tai người hầu như không nhận ra được .
Bảng 1 minh hoạ cách cộng các đềxiben dựa trên sự chênh lệch về số giữa hai mức tiếng ồn. Như trong ví dụ trên, không có sự khác biệt giữa nguồn 1 và nguồn 2, số đo dB(A) kết hợp của chúng chỉ tăng lên 3 dB(A) – từ 90 dB(A) lên thành 93 dB(A). Nếu như nguồn 1 là 100 dB(A) và nguồn 2 là 95 dB(A) thì số đo kết hợp của chúng sẽ là 101 dB(A).
Luật pháp và qui định về tiếng ồn
Ở Bắc Mỹ, các qui chuẩn bang và địa phương qui định mức tiếng ồn lớn nhất cho phép tại đường biên cơ ngơi. Bảng 2 nêu một số qui định về mức tiếng ồn ngoài trời mang tính đại diện. Để phù hợp với các qui định này về tiếng ồn, cần hiểu biết về mức tiếng ồn xung quanh hiện có tại đường biên cơ ngơi khi chưa có tổ máy phát điện vận hành và mức tiếng ồn tổng cuối cùng sẽ là bao nhiêu khi tổ máy phát điện chạy đầy tải.
Bảng quy định về mức tiếng ồn
Ở châu Âu, qui định về tiếng ồn máy phát điện căn cứ theo luật 2000/14/EC/Giai đoạn II được áp dụng từ năm 2006. Đối với máy phát điện công suất động cơ sơ cấp dưới 400 kW, mức tiếng ồn cho phép được tính theo công thức sau: 95 + log Pel = dB(A) trong đó Pel là công suất danh định của động cơ sơ cấp máy phát điện. Máy phát điện có công suất danh định từ 400 kW trở lên phải có nhãn với con số LWA (phép đo châu Âu về “mức công suất âm thanh”) được tính toán từ các kết quả thử nghiệm triển khai của nhà chế tạo. Đối với thị trường châu Âu, phần lớn các máy phát điện từ 11 kVA đến 550 kVA đều được đặt trong vỏ bao tiêu chuẩn để tổ máy đáp ứng với phần lớn các qui định. Nói chung vỏ bao tiêu chuẩn giảm tiếng ồn bức xạ xuống mức tối thiểu là 10 dB(A).
Xem thêm: Các giải pháp cách âm máy phát điện
Xem thêm: Hướng dẫn lựa chọn phòng cách âm cho máy phát điện
Xem thêm: Nikola Tesla – Người phát minh dòng điện xoay chiều
Xem thêm: Cơ chế vận hành của tủ hòa đồng bộ
Xem thêm: Cách lựa chọn vỏ cách âm máy phát điện