Máy phát điện xoay chiều 1 pha | Nguyên lý và cấu tạo

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha bao gồm gì? Khác biệt gì so với máy phát điện xoay chiều 3 pha? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Máy phát điện xoay chiều 1 pha là gì?

Giống như máy phát điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều 1 pha dựa trên hoạt động cảm ứng điện từ. Tức là khi rotor (phần cảm) của máy phát điện 1 pha quay sẽ làm xuất hiện một suất điện động biến thiên trong mạch điện. Đây là suất điện động cảm ứng. Nhờ vậy, dòng điện xoay chiều tại máy sẽ được sinh ra để máy hoạt động.

 Xem thêm: Lý thuyết cấu tạo máy phát điện xoay chiều

Nguồn điện đầu ra của máy phát điện xoay chiều 1 pha thường là 220V, tần số 50hz hoặc 60Hz. Loại điện áp này thường phù hợp cho các thiết bị điện có công suất nhỏ.

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Máy phát điện xoay chiều 1 pha hay còn được gọi ngắn gọn hơn là máy phát điện 1 pha. Máy phát điện xoay chiều 1 pha hoạt động dựa trên dòng điện xoay chiều và được sử dụng nhiều trong hệ thống lưới điện một pha.

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha
Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha

Dòng máy phát điện xoay chiều 1 pha có cấu tạo khá đơn giản gồm 2 bộ phận chính: 

  • Phần cảm (roto): Là các nam châm điện sinh ra từ trường, khi quay sẽ tạo ra các từ thông biến thiên. Nam châm được sử dụng ở đây là nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. Bộ phận này giúp máy phát điện tạo ra từ trường, phụ thuộc vào cách mắc xen kẽ nam châm nối tiếp nhau để biết từ trường mạnh hay yếu.
  • Còn phần ứng (stato): là bao gồm các cuộn dây có kích thước tương đương nhau và cố định tại 1 vòng tròn. Các sợi dây này sẽ được quấn sát và chồng lên nhau thành nhiều lớp. Bộ phận này cũng rất quan trọng không kém gì nam châm, bởi vì nó tạo ra suất điện động cảm ứng và hoạt động để phối hợp với phần cảm.

Xem thêm: Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha

Đặc điểm của máy phát điện xoay chiều 1 pha 

Ưu điểm: 

  • Ưu điểm nổi trội nhất của máy phát điện xoay chiều một pha chính là khả năng tự đồng bộ hóa. Máy phát điện có thể tự điều chỉnh được phạm vi và tốc độ một cách chính xác khi chạy.
  • Máy có kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển và dễ sử dụng
  • Máy phát điện một pha có khả năng tự điều chỉnh rộng, cấu trúc mạch điện đơn giản, sửa chữa và thay thế linh kiện một cách dễ dàng.

Nhược điểm: 

  • Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, rung chấn máy phát điện xoay chiều 1 pha rất dễ gây cháy nổ nếu không tuân thủ kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Nếu máy không được vận hành hoặc không sử dụng thường xuyên, đúng cách cũng dễ bị hỏng hóc.

Công thức tính máy phát điện xoay chiều một  pha

  • Nếu máy phát điện có p cặp cực nam châm và roto quay với tốc độ n vòng/s thì tần số dòng điện do máy phát ra là : f = np
  • Nếu máy phát có p cặp cực nam châm và rôto quay với tốc độ n vòng/phút thì tần số dòng điện do máy phát ra: f = n.p/60
  • Nếu ban đầu pháp tuyến của khung dây n hợp với cảm ứng từ B một góc φ thì biểu thức từ thông gửi qua một vòng dây Φ1 = BScos(ωt + φ).
  • Nếu cuộn dây có N vòng giống nhau, thì suất điện động xoay chiều trong cuộn dây là: e = -N.(d.Φ/d.t) = ωNBSsin(ωt + φ) .
  • Từ thông cực đại gửi qua 1 vòng dây: Φo = BS (wb)
  • Biên độ của suất điện động là biên độ theo thời gian và tầng số: Eo = ωNBS 
  • Suất điện động hiệu dụng: E = Eo/√2= ωNBS/√2

Lưu ý : 

  • Nếu lúc đầu n cùng hướng với B thì φ = 0 (mặt khung vuông góc với B)
  • Nếu lúc đầu n ngược hướng với B thì φ = π (mặt khung vuông góc với B)
  • Nếu lúc đầu n vuông góc với B thì φ = ±π/2 (mặt khung song song với B)

Những thông tin trên từ Minhthanhpower đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện về máy phát điện xoay chiều 1 pha và hi vọng các chủ doanh nghiệp sẽ lựa chọn được con máy phù hợp với doanh nghiệp của mình.